The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Kiên Giang: Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Sáng 08 giờ, ngày 31/5/2017, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến về phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2017. Ông Phạm Vũ Hồng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị, đại diện sở, ban, ngành cấp tỉnh, các Hội, doanh nghiệp nhà nước, Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại Cần Thơ, 15 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố cùng tham dự.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Văn phòng UBND tỉnh.

Theo báo cáo dự thảo của UBND tỉnh Kiên Giang, kết quả đạt được về chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2016: Trong những năm qua, UBND tỉnh luôn xác định việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh là một trong những khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, nhất là trong giải quyết các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, thuế,… để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư; theo công bố chỉ số PCI 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI), Kiên Giang đạt điểm số chung là: 60,81 điểm, tăng: 0,50 điểm và giảm: 02 bậc so với năm 2015, xếp thứ hạng: 13/63 tỉnh, thành trong cả nước và xếp thứ hạng: 05/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm trong nhóm các tỉnh xếp thứ hạng “Tốt”; trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2016, Kiên Giang có 04 chỉ số tăng thứ hạn, 01 chỉ số giữ thứ hạng, 05 chỉ số giảm thứ hạng, cụ thể như sau:
Có 04 chỉ số tăng thứ hạng:
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Đạt: 6,17 điểm, tăng: 0,77 điểm và tăng: 33 bậc so với năm 2015 (5,40 điểm), xếp thứ hạng: 05/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 01/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; cạnh tranh bình đẳng: Đạt: 5,35 điểm, tăng: 0,79 điểm và tăng: 20 bậc so với năm 2015 (4,56 điểm), xếp thứ hạng: 22/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 10/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; chi phí không chính thức: Đạt: 5,72 điểm, tăng: 0,34 điểm và tăng: 02 bậc so với năm 2015 (5,38 điểm), xếp thứ hạng: 18/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 10/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; tính minh bạch: Đạt: 6,57 điểm, không tăng điểm, nhưng tăng: 02 bậc so với năm 2015, xếp thứ hạng: 12/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 3/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL…
Có 05 chỉ số giảm thứ hạng:
Chi phí gia nhập thị trường: Đạt: 8,38 điểm, giảm: 0,28 điểm và giảm: 26 bậc so với năm 2015 (8,66 điểm), xếp thứ hạng: 42/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 09/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; chi phí về thời gian: Đạt: 6,92 điểm, giảm: 1,23 điểm và giảm: 19 bậc so với năm 2015 (8,15 điểm), xếp thứ hạng: 21/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 12/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; tính năng động của lãnh đạo tỉnh: Đạt: 5,06 điểm, giảm: 0,72 điểm và giảm: 16 bậc so với năm 2015 (5,78 điểm), xếp thứ hạng: 22/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 08/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; thiết chế pháp lý: Đạt: 6,20 điểm, giảm: 1,42 điểm và giảm: 13 bậc so với năm 2015 (7,62 điểm), xếp thứ hạng: 14/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 09/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; đào tạo lao động: Đạt: 5,29 điểm, tăng: 0,09 điểm và giảm: 04 bậc so với năm 2015, xếp thứ hạng: 53/63 tỉnh, thành so với cả nước và xếp thứ hạng: 08/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Tiếp theo là dự thảo báo cáo về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2016, kết quả khảo sát tại tỉnh Kiên Giang như sau: Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), thì kết quả Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh năm 2016 (PAPI 2016) theo 06 chỉ số nội dung, tỉnh được tổng số: 33,24 điểm, xếp vào nhóm các tỉnh có số điểm thấp nhất cả nước (chỉ đứng trên Bình Dương: 32,59 điểm) và đứng cuối cùng khu vực các tỉnh ĐBSCL, so năm 2015 điểm số tăng không đáng kể (năm 2015 điểm số: 33,10 điểm); trong 06 chỉ số nội dung có 02 chỉ số tăng điểm và 04 chỉ số thấp điểm hơn năm 2015… Qua hai báo cáo, năm 2016, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 24/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.
Các sở, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Trung ương và địa phương, vay vốn tín dụng, thông tin thị trường, tư vấn pháp luật, tìm kiếm đối tác, xúc tiến thương mại và du lịch; đào tạo lao động và dịch vụ giới thiệu việc làm được nâng lên cả về số lượng và chất lượng,… đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận về sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển thương mại và du lịch… Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sự phối hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan chưa thật sự “một cửa liên thông”, đôi lúc, có việc còn chậm, hiệu quả chưa cao; việc ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho doanh nghiệp; chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính còn cao; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn hạn chế;… Từ đó đã làm ảnh hưởng đến các chỉ số thành phần giảm điểm và giảm thứ hạng trong bảng xếp hạng PCI năm 2016 so với năm 2015…

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Phạm Vũ Hồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của sở, ban, ngành, các Hội doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục duy trì, phát huy các chỉ số đạt tốt. Còn 05 chỉ số bị giảm bắt buộc phải cải thiện, khắc phục như: Chi phí thời gian, tính năng động của lãnh đạo,…; đề nghị các sở, ngành chỉnh sửa lại 03 nhóm giải pháp cụ thể hơn đối với chỉ số thành phần để nâng cao chỉ số không được giảm.

Chủ tịch đề nghị thêm 02 giải pháp: Một là, vai trò trách nhiệm của Hiệp hội Doanh nghiệp để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp, nhưng phải năng động, sáng tạo; hai là, xây dựng công cụ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ngành trong chỉ số PCI, giao Sở Nội vụ xây dựng đề án; tiếp tục phát huy cải cách hành chính đến nay hiệu quả chưa cao. Đề nghị các sở, ngành giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân và phải công khai thủ tục cải cách hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay còn kém; thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp, người dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn. Đề nghị UBND tỉnh trong thời gian tới thay đổi thời gian đối thoại trực tiếp doanh nghiệp, người dân một quý/lần; tiếp tục củng cố, kiện toàn thủ tục một cửa và một cửa liên thông. Nhất là nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ phụ trách.

Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn ngắn hạn về kỹ năng giao tiếp, có kinh nghiệm trong công việc để hướng dẫn bổ sung hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp không được lặp lại nhiều lần, trách gây phiền hà; giao Sở Thông tin và Truyền thông lưu ý, đẩy mạnh công tác truyền thông để cho người dân và doanh nghiệp biết về các chủ trương, chính sách của nhà nước. Đồng thời, công bố các mặt được và chưa được cho cán bộ phục trách biết để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Sở tiếp tục đẩy mạnh Chính phủ điện tử; đề nghị các sở, ngành phải có trang Web của từng đơn vị và cử người phụ trách trả lời cho người dân và doanh nghiệp để giảm bớt thời gian và chi phí, đăc biệt là đối với người dân và doanh nghiệp ở xa, vùng sâu; Sở Nội vụ nghiên cứu ban hành chỉ thị trình UBND tỉnh về 04 chỉ số (cải cách hành chính, PCI, PAPI,…)./.

Theo: Thiên Đăng (TN - http://vanphong.kiengiang.gov.vn)