The Provincial Competitiveness Index ( PCI )

CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

Provincial Green Index

English

Doanh nghiệp, nhà đầu tư Hà Nội kỳ vọng lớn vào tổ công tác đặc biệt

Việt Nam là một nước nền kinh tế có độ mở lớn, do vậy kinh tế không tránh khỏi những cú sốc, cũng như ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận định: Hiện nay, thách thức lớn là thị trường, dòng tiền và thủ tục hành chính trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp (DN). Chi phí vốn vẫn ở mức cao, tiếp cận vốn tín dụng, phát hành trái phiếu DN, chào bán chứng khoán còn khó khăn… Dư nợ tín dụng đến hết tháng 6 chỉ tăng 4,28%, thấp hơn so với con số 9,44% của cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp đang rất cần hỗ trợ
Kế hoạch năm 2023 để đạt được tăng trưởng theo kế hoạch là 6,5% thì từ Trung ương, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt thành lập các ban chỉ đạo, tổ công tác liên ngành, tổ công tác đặc biệt. Kiến nghị các địa phương thành lập các tổ công tác đặc biệt tập trung giải quyết các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc để ổn định sản xuất, kinh doanh.
-3396-1692761935.png

Các doanh nghiệp Hà Nội đang phải đối mặt nhiều khó khăn.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới đây đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của UBND TP về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các DN, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn TP.
Động thái của Hà Nội được đánh giá là rất cần thiết. Đầu tháng 7 vừa qua, phát biểu tại thảo luận tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ XII, HĐND TP Hà Nội khóa XV, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái (đại biểu huyện Mê Linh), cho biết trong 6 tháng đầu năm, các chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) của Hà Nội đều giảm. Trong bối cảnh doanh nghiệp trên địa bàn đang gặp khó khăn, ông Đoàn cho rằng rất cần sự hỗ trợ của TP về cả vật chất lẫn tinh thần.
"Các doanh nghiệp bây giờ rất khó khăn, cắt giảm lao động rất nhiều, tôi đề nghị chúng ta nên có một đột phá cách mạng trong việc cải tiến cách phục vụ doanh nghiệp", ông Đoàn nói.
Ông cho rằng những năm vừa qua Hà Nội thường xuyên tổ chức gặp gỡ cộng đồng hàng trăm doanh nghiệp, tuy nhiên ông đánh giá các cuộc gặp gỡ này "không hiệu quả". Vì vậy, Hà Nội chỉ nên tổ chức các cuộc gặp gỡ 20 - 30 doanh nghiệp có năng lực, đại diện cho các tổ chức tham gia đóng góp ý kiến, sáng kiến cho TP.
"Tôi mong muốn Hà Nội đi đầu trong việc hướng về doanh nghiệp, nên thăm khám sức khỏe của doanh nghiệp như thế nào, bắt đầu đưa ra giải pháp. Nên tìm hiểu xem tâm tư của họ như thế nào, bởi vì cộng đồng doanh nghiệp đang thực sự khó khăn", ông bày tỏ.
Nhiều đề xuất gỡ khó
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Luyến, Tổng giám đốc UDIC cho biết hiện nay, các doanh nghiệp trong TP đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và xây lắp.
-6185-1692761935.jpg

Kỳ vọng các dự án đầu tư ở Hà Nội sẽ được gỡ vướng.

"Hiện ở Hà Nội các lĩnh vực về đầu tư bất động sản gặp chồng chất những vướng mắc. Hai năm nay gần như không có dự án mới được triển khai, trong khi đó nhu cầu khá nhiều nhưng nguồn cung rất hiếm. Với sự leo thang giá cả thì ảnh hưởng rất lớn đến việc xây lắp", ông nói.
Trước thực tế trên, ông Luyến kiến nghị: UBND TP và HĐND chỉ đạo các sở ban ngành cập nhật sát đơn giá thị trường, nhằm dự toán định mức sát thực tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) đề xuất, nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như tăng thời hạn thêm cho các khoản vay đến hạn, hỗ trợ lãi suất; Giảm các khoản vay cũ quý III, quý IV năm 2022; Tư vấn về giải pháp vượt qua giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, tạo cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực đấu thầu tham gia các dự án của nhà nước, hoặc có vốn ngân sách đầu tư.
Ông Mạc Quốc Anh đề xuất, doanh nghiệp cần hỗ trợ thuế nhập khẩu 0% cho hàng cần nhập khẩu (Spunlace non-woven fabric). Giảm thuế nhập khẩu cho mặt hàng vải không dệt sớm theo lộ trình giảm thuế theo cam kết 4 năm/lần. Cho biết hiện vấn đề hoàn thuế VAT rất khó, ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh cần có cơ chế cho các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất nhập khẩu để chi phí xuất nhập hàng giảm xuống.
Giải quyết dứt điểm các khó khăn
Trước những phản ánh của DN, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, cải cách hành chính được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP trong thời gian qua. Và gốc của cải cách hành chính là thái độ phục vụ người dân và DN của chính quyền, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp. Dù có thiết kế bộ máy phù hợp thế nào, quan trọng vẫn là người vận hành bộ máy đó và mối quan hệ trong hệ thống.
Vì vậy, Tổ công tác đặc biệt của Hà Nội, trong đó, đích thân Chủ tịch UBND TP là tổ trưởng, 2 Phó Chủ tịch là tổ phó, và 15 thành viên là giám đốc các sở, ban ngành của TP sẽ tạo sự gắn kết giữa các ban ngành, các địa phương với tinh thần giảm tầng nấc, khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Tổ công tác làm việc với sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, để giải quyết dứt điểm các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của các sở, ngành, địa phương.
Sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, cơ sở sẽ giúp nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần “Hành chính phục vụ”. Không chỉ tiếp tục nêu cao quan điểm gắn kết cải cách hành chính với chuyển đổi số, cải cách dẫn dắt, ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ.
Hà Nội luôn đề cao hiện đại hóa nền hành chính nỗ lực cải cách của các cơ quan Nhà nước và lấy việc giám sát, sự hài lòng của người dân, DN để bảo đảm công khai, minh bạch. Và cải cách hành chính mang tính đột phá hơn, đáp ứng tình hình mới để khai thác và huy động tốt tiềm năng, tiềm lực cho mục tiêu phát triển.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, thực tế hiện nay Hà Nội đã có những giải pháp để giải quyết các dự án có vấn đề rồi, thêm việc thành lập Tổ công tác đặc biệt hy vọng việc phê duyệt, triển khai các dự án được giải quyết tốt hơn.
Theo ông Châu, việc TP Hà Nội thành lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết khó khăn các doanh nghiệp, dự án trên địa bàn là thực hiện đúng Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ ngày 11/3. “Trong đó, nêu rõ quan điểm quan trọng tất cả các chủ thể đều phải chung tay tháo gỡ cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, minh bạch, bền vững. Quan điểm này chỉ đạo xuyên suốt nên các địa phương triển khai là cần thiết, đặc biệt là các đô thị lớn”, ông Châu nói.